Những Điểm Lưu Ý Khi Sử Dụng Xe Máy, Xe Tay Ga

26/05/2017
bởi

Xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu tại Việt Nam và một số nước châu á, sự cơ động trong quá trình di chuyển phù hợp với đường xá chật chội và thường xuyên bị ùn tắc với tốc độ phát triển của đường không kịp với xe. Và tất nhiên xe máy là một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống tuy nhiên để điều khiển 1 chiếc xe an toàn thì không phải ai cũng nắm rõ và làm đúng để đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông bên cạnh. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp quý độc giả nắm thêm 1 vài điều cơ bản nhằm giúp quý vị điều khiển xe máy an toàn

Khi điều khiển một chiếc xe máy không đơn giản chỉ là lên xe và chạy mà còn phải biết những kỹ năng như luyện tập cách phanh, thay đổi tốc độ, thậm chí chọn chiếc xe thế nào cho phù hợp với cơ thể là những kỹ năng mà người lái xe máy cần có.

Kỹ năng lái xe có thể phát triển theo thâm niên nhưng không đồng nghĩa với vệc cứ lái xe hai bánh nhiều là có kỹ năng tốt hơn. Để làm chủ chiếc xe ở nhiều tốc độ, nhiều loại địa hình, thời gian chạy xe khác nhau cần luyện tập và nắm bắt những bí quyết. Dưới đây là những cách rèn luyện để nâng cao kỹ năng lái xe máy.

1. Giữ khoảng cách an toàn

Trừ những trường hợp đường giao thông quá đông như khi vào giờ tan tầm trong đô thị, người chạy xe máy luôn phải ở trong tâm thế giữ khoảng cách an toàn đến xe phía trước. Những lý thuyết về tối thiểu bao nhiêu mét đến xe phía trước có thể khó áp dụng trong thực tế, nhưng theo kinh nghiệm của những lái cứng, nên chọn một khoảng cách sao cho có thể xử lý phanh dừng hoặc tránh khi xe trước dừng đột ngột, khoảng cách này theo đổi theo tốc độ.

2. Phanh nhẹ hơn, phanh dài hơn

Dùng lực phanh quá mạnh hoặc đột ngột khi muốn dừng có thể khiến xe mất quán tính, người lái bất ngờ hoặc trượt bánh. Luôn tập cách phanh với lực vừa phải, nhẹ và mượt. Để phanh trong những tình huống bất ngờ hoặc khi điều kiện thời tiết, mặt đường không ưu đãi đọc hướng dẫn ở đây.

3. Điều chỉnh tốc độ trước khi vào cua

Có thể là thói quen chạy xe hoặc do không hiểu hết các kỹ năng, nhiều người có thói quen chạy sát đến góc cua rồi mới phanh dúi dụi để vào cua, liên tục rà phanh khi xe đang trong cua. Thực tế kỹ thuật rà phanh để áp dụng được cần luyện tập rất kỹ khi muốn qua khúc cua ở tốc độ cao.

Với hầu hết mọi người, để chạy xe an toàn nên xác định góc cua trước khi vào cua. Chủ động kết hợp phanh và về số thấp để giảm tốc độ, không cứng nhắc giữ thẳng người khi xe đang nghiêng và chủ động đổ người nghiêng vào trong cua để người và xe thành khối thống nhất, xe không bị mất trọng tâm. Không nên giữ phanh khi đang vào cua. Một điểm lưu ý nữa là không được chém cua ở góc cua khuất, lấn làn xe đối diện chỉ khiến xe của mình mất an toàn.

4. Giữ tay phanh khi qua ngã tư

Luôn luôn giữ tay phanh khi qua ngã tư là một kỹ năng nữa mà người lái xe máy cần luyện tập. Ghi nhớ nếu có ngã tư phải sẵn sàng tay phanh. Có thể chưa phanh nhưng việc lưu ý chân và tay phanh sẽ giúp người lái phản ứng với tình huống bất ngờ khi các xe vượt đèn đỏ, chạy ẩu khi qua ngã tư.

5. Chạy chậm không đồng nghĩa với an toàn



Đôi khi không phải cứ chạy xe ở tốc độ chậm là đảm bảo an toàn, bởi có thể bị xe đằng sau húc vào, cũng có thể bị mắc kẹt vào khu vực giao thông phức tạp. Khi đi trên đường quốc lộ, rất cần quyết đoán tăng tốc để vượt qua những xe tải cỡ lớn, xe container để chiếm khu vực đường an toàn.

6. Không bị cuốn theo tốc độ

Xe hai bánh là thứ dễ khiến người ta bị cuốn theo tốc độ không dừng lại được nếu quá "mát ga". Khi di chuyển theo đoàn, nếu có kỹ năng chạy xe chậm hơn, bị bạn đồng hành bỏ xa cũng không nên cố gắng chạy theo bằng mọi giá, bởi khi điều khiển xe vượt qua giới hạn kiểu soát, sẽ không thể lường trước điều gì xảy ra.

7. Quan sát chướng ngại vật

Có nhiều lái xe chỉ nhận ra đã đâm vào cục đá, chạy qua ổ ga khi mọi chuyện đã rồi. Nếu là những chướng ngại vật lớn hơn thì thật nguy hiểm. Do đó, cần chủ động quan sát với tầm nhìn rộng, hướng mắt về phía trước song song với mặt đường. Trang bị cho xe bóng đèn có khả năng chiếu sáng tốt nhất, phù hợp với quy định và hệ thống điện của xe. Không chờ đến khi thấy chướng ngại vật mới tránh mà chủ động tránh từ trước đó để không phải đánh lái đột ngột.

8. Chọn chiếc xe phù hợp với hình dáng

Từ kỹ thuật gọi là thiết kế hình học (ergonomics). Tùy vào vóc dáng, chiều cao, cân nặng của lái xe mà chọn cho mình chiếc xe phù hợp. Xe quá to, quá nhỏ so với cơ thể đều khiến người lái không thể làm chủ chiếc xe, những động tác điều khiển xe khi gặp sự cố trên đường cũng có khó khăn hơn.

9. Mặc đồ bảo hộ phù hợp

Rất nhiều người Việt coi thường đồ bảo hộ khi đi xe máy, đặc biệt là di chuyển đường xa. Khi mặc đầy đủ giầy, quần áo có khả năng tránh sát thương và mũ bảo hiểm sẽ giúp người lái ngăn chặn tác động của thời tiết như nắng, mưa gió đồng thời bảo vệ không bị sát thương khi chẳng may xảy ra tai nạn.

Đồ bảo hộ không những đáp ứng được chức năng bảo vệ mà còn phải thông thoáng, dễ nhận biết cho người đi đường.

10. Thực hành nhiều

Có nhiều hướng dẫn về lái xe an toàn trong sách, báo chí, hay trên internet. Chỉ có cách người lái tự đọc nhiều để hiểu, đồng thời thực hành, lưu ý ngay khi di chuyển trên đường thì mới có thể hoàn thiện kỹ năng lái xe theo từng ngày.

Điều đầu tiên và cần thiết khi sử dụng 1 chiếc xe máy là phải có biện pháp bảo vệ xe an toàn trước những tên "đạo chính" chuyên nghiệp và liều lĩnh. Để bảo vệ xe an toàn thì bên cạnh việc trông xe cẩn thận, có người trông coi thì lắp thêm khoá chống trộm xe máy và thiết bị định vị xe máy là một trong những cách chủ động bảo vệ xe một cách hiệu quả và an toàn nhất hiện nay